icon icon icon
Hotline: 0944 142 492

THẾ NÀO LÀ CHOLESTEROL TOÀN PHẦN?

Bộ mỡ máu trong cơ thể người bao gồm Cholesterol toàn phần và Triglycerid. Cholesterol toàn phần còn được chia làm hai loại là HDL - cholesterol (tốt) và LDL - cholesterol (xấu).

Cholesterol toàn phẦn

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol là một thành phần của mật và có mặt trong hồng cầu - màng tế bào - cơ. Gan là cơ quan chủ yếu tổng hợp cholesterol và cũng là bộ phận duy nhất este hóa cholesterol. Trong cơ thể con người có khoảng 70% cholesterol được este hóa (kết hợp với acid béo) và 30% còn lại tồn tại dưới dạng tự do trong máu (huyết tương).

Khi xét nghiệm, cả 2 dạng cholesterol trên không phân biệt ra mà thường được đo chung với nhau. Chính vì vậy, gọi cholesterol toàn phần là sự kết hợp của cholesterol tự do và cholesterol ester.

ĐỊnh lưỢng cholesterol toàn phẦn

Hội Tim Mạch Học Việt Nam khuyến nghị tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên tiến hành xét nghiệm bốn chỉ số cơ bản của mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerides. Trước khi làm xét nghiệm, bệnh nhân phải nhịn ăn tối thiểu 12 giờ đồng hồ và chỉ được uống nước lọc. Tần suất kiểm tra lipid máu được đề xuất ít nhất là 5 năm một lần.

Cách tính cholesterol toàn phần được lý giải như sau:

  • Nhỏ hơn 200 mg/dL (5,1 mmol/L): Nồng độ lý tưởng và ít có nguy cơ gây bệnh động mạch vành.
  • Nằm trong khoảng 200 - 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): Bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sức khỏe khi kết quả xét nghiệm ở mức ranh giới này.
  • Lớn hơn hoặc bằng 240 mg/dL (6,2 mmol/L): Chỉ số được kết luận tăng cholesterol máu và có nhiều nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch gấp đôi người bình thường.

Mức cholesterol huyết cao có thể tạo ra những mảng lắng đọng ở động mạch vành, kéo theo nguy cơ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Chỉ số cholesterol máu tăng lên theo độ tuổi và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Cụ thể là nồng độ cholesterol ở đàn ông cao hơn phụ nữ trước độ tuổi 50 tuổi. Tuy nhiên, điều ngược lại sẽ xảy ra khi cả hai giới bước qua 50 tuổi trở đi (nữ > nam).

Ngoài xơ vữa động mạch, cholesterol toàn phần trong máu cao còn gây vàng da do tắc mật, đái tháo đường và tăng huyết áp. Mặt khác, giảm cholesterol quá mức cũng là nguyên nhân của cường giáp hoặc hội chứng Cushing.

LDL – Cholesterol (loẠi xẤu)

LDL-cholesterol đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol này tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) gây xơ vữa động mạch, chính vì vậy LDL – cholesterol được gọi là cholesterol “xấu”. Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

Hàm lượng LDL – cholesterol tăng có thể phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên hoặc người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường.

LDL cholesterol là chỉ số quan trọng cần theo dõi bên cạnh định lượng cholesterol toàn phần. Trong đó, nếu mức LDL cholesterol < 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L) thì được xem là tối ưu. Chỉ số càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ càng tăng, nếu đạt đến ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L) là mức tối đa rất nguy hiểm.

Tăng cholesterol toàn phần là tăng LDL-cholesterol xấu và giảm HDL-cholesterol tốt

HDL - Cholesterol (loẠi tỐt)

Không phải bất kỳ loại cholesterol nào cũng gây hại cho sức khỏe cơ thể con người và HDL - Cholesterol là một ví dụ. Chỉ chiếm khoảng 25 - 30% trên tổng số cholesterol trong máu, loại lipoprotein tỷ trọng cao này có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan và đặc biệt là mang cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa ở thành mạch máu. Nguy cơ mắc phải xơ vữa động mạch cũng như các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng khác từ đó được giảm bớt nhờ vào cơ chế trên.

Bệnh nhân cần bỏ hút thuốc lá, giữ trọng lượng cơ thể không thừa cân/béo phì và tăng cường vận động thể dục nhằm làm tăng nồng độ HDL cholesterol có lợi.

Triglycerides

Triglyceride cũng là một trong những thành phần chính của lipid trong cơ thể. Tăng triglycerides thường gặp ở những người có lối sống không lành mạnh và khoa học. Lượng triglycerides trong máu tăng cao thường xuất hiện cùng với tăng cholesterol toàn phần, cụ thể là tăng LDL xấu và giảm HDL tốt.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, triglyceride trong máu cao có thể liên quan đến nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch. Chỉ số triglyceride < 150 mg/dL (1,7 mmol/L) được xem là bình thường và được kết luận là rất tăng khi ở mức ≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L).

Mặc dù việc tăng cholesterol toàn phần trong máu gây ra nhiều biến cố tim mạch khôn lường, song hầu như bệnh nhân có định lượng cholesterol toàn phần cao đều không nhận thấy biểu hiện rõ ràng bên ngoài.

Vì quá trình xơ vữa động mạch diễn tiến một cách thầm lặng nên người trưởng thành không được chủ quan, thay vào đó là cần thường xuyên xét nghiệm mỡ máu và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh từ bên trong.

Nguồn tham khảo: Hội Tim mạch học Việt Nam

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: