icon icon icon
Hotline: 0944 142 492

SƠ NÉT VỀ NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ Rh

      1. Tồng quan về nhóm máu:

      Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã tìm ra sự ngưng kết của các tế bào hồng cầu khi trộn chung một số mẫu máu của người này với máu người khác. Ngưng kết đó là do sự có mặt của một kháng nguyên trên tế bào hồng cầu và một kháng thể có trong huyết thanh.

       Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người chúng ta có đến 30 hệ nhóm máu khác nhau nhưng quan trọng nhất là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu A, B, O, AB và hệ Rh có chủ yếu 5 nhóm D, C, E, c, e trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao nhất.

       Mỗi người chúng ta khi sinh ra được thừa hưởng sự di truyền từ bố mẹ nên có một nhóm máu cố định và không thay đổi trong suốt cuộc đời.

       2. Hệ nhóm máu ABO:

      Sự có mặt của kháng thể A và B trong huyết thanh khác nhau tùy thuộc vào sự có mặt của các kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu.

      Người nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, có kháng thể B trong huyết thanh

      Người nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, có kháng thể A trong huyết thanh

      Người nhóm máu AB: có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu, không có kháng thể A và kháng thể B trong huyết thanh

      Người nhóm máu O: không có cả kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, có cả kháng thể A và kháng thể B trong huyết thanh

      Sự truyền máu hệ nhóm máu ABO có thể theo sơ đồ sau:


 

      3. Hệ nhóm máu Rh và nhóm máu hiếm:

      Đây là hệ nhóm máu quan trọng nhất sau hệ nhóm máu ABO.

     Ở Việt nam, có đến 99,96% thuộc nhóm máu Rh D(+) (tức là O+ hoặc A+ hoặc B+ hoặc AB+); nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% số người thuộc nhóm máu Rh D(-) (tức là O- hoặc A- hoặc B- hoặc AB-). Theo qui định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ < 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm .Người có nhóm máu Rh D(-) ở nước ta, trong 10.000 người mới có khoảng 4-7 người mang nhóm máu Rh D(-)

Người có nhóm máu Rh D(-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+) nhưng chỉ được nhận máu từ người có cùng nhóm máu và có Rh D(- )..

       4. Những điều cần lưu ý đối với người có nhóm máu hiếm Rh D(-):

      Khi họ cần truyền máu (do tai nạn gây mất máu hay phẫu thuật cấp cứu...) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó nếu Bệnh viện hoặc Ngân hàng máu không dự trữ đủ tất cả các nhóm máu.

       Trường hợp người mẹ mang thai có nhóm máu Rh D(-), người cha có nhóm Rh D(+) thì theo qui luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống cha Rh D(+).

       Khi mẹ có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh D(+) vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu trong quá trình mang thai bánh nhau không bị tổn thương.

       Khi mẹ có thai lần thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh D(+) thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể (do lần mang thai trước) đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh D(+) có trên bề mặt hồng cầu của con gây ngưng kết hồng cầu hay gọi là tan máu. Hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sanh non hoặc trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.

  Người mẹ mang nhóm máu Rh D(-) đã mang thai có nhóm máu Rh D(+) thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu có Rh D(+) đầu tiên.

       5. Các giải pháp cho người có nhóm máu hiếm Rh D(-):

      Quan tâm đến sức khỏe bản thân và động viên người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình.

       Thông báo nhóm máu Rh D(-) của mình với cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi truyền máu và chăm sóc thai kỳ,

       Tham gia “Câu lạc bộ người có máu hiếm” để chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau khi cần truyền máu.

Tags : > A AB B nhóm máu O Rh
binh-luan

Nguyễn Thanh Tâm

08/04/2020

Nội dung thật bổ ích.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: